Khảo tả Lễ Pang A của người La Ha tỉnh Sơn La

23
  1. Tên gọi: Lễ Pang A
  2. Tên gọi khác: Xek Pang Á, Đậu Pang Ả, Dâng hoa măng, Pang A nụn ban.
  3. Dân tộc: La Ha
  4. Thời gian tổ chức: Thông thường được tổ chức hàng năm, có nơi từ 2 đến 3 năm hoặc nhiều hơn nữa tùy theo điều kiện của gia đình thầy cúng (có nơi như bản Ban Xa, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu thì tổ chức hàng năm, nhưng quy mô nhỏ, cứ 3 năm thì tổ chức quy mô lớn). Thời gian tổ chức vào đầu năm (cuối tháng 3 đầu tháng 4 dương lịch) cứ vào mùa măng đắng (tiếng La Ha là nụn) là một loại cây họ tre, không to lắm, thường lên măng nhiều và mạnh vào mùa xuân. Khi ở dưới đất, măng có vị ngọt, có những cơn mưa đầu mùa xuống,  măng mọc chồi lên mặt đất chuyển dần sang vị đắng. Đó là thực phẩm trong đời sống hàng ngày của bà con, cũng chính là phương thuốc gia truyền của nhiều thầy cúng, từ đó mà trong lễ loại măng này không thể thiếu. Ngoài măng đắng còn có hoa Mạ (bók Mạ) và hoa Ban (bók Ban). Hoa Mạ là hoa của cây cổ thụ có thân và tán lá to, cao rộng, hoa nở rộ thành từng chùm màu vàng vào mùa xuân cùng thời điểm hoa Ban nở, măng đắng mọc. Loại hoa này có thể dùng làm thực thẩm, có hương thơm nên thầy cúng cũng dùng loại hoa này làm phương thuốc chữa bệnh, trang trí trong lễ. Lễ ở những vùng này gọi là Pang A nụn ban; Người La Ha ở xã Chiềng Sại, huyện Quỳnh Nhai lại tổ chức Lễ vào tháng 10 âm lịch, khi có hoa Trạng nguyên nở rộ, mùa màng đã thu hoạch xong, gọi là Lễ Xek Pang Á (Lễ mừng Thầy cúng).

Thời gian diễn ra lễ thường là 1 ngày, từ sáng đến hết đêm (riêng ở bản Ban Xa, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu cứ 3 năm/lần tổ chức lễ lớn thì thời gian kéo dài hơn 1,5 ngày; ở xã Chiềng sại, huyện Quỳnh Nhai lễ thường diễn ra từ sáng ngày hôm trước đến chiều ngày hôm sau, gần 2 ngày) 

  1. Địa điểm tổ chức: Tại nhà thầy cúng.
  2. Thành phần tham gia

- 02 Thầy cúng.  

- Các con nuôi. 

- Người dân trong bản.