Vân Hồ, huyện cửa ngõ của tỉnh Sơn La, cách trung tâm thành phố Sơn La 140 km về phía Nam, cách Hà Nội 180 km về phía Tây Bắc, trên trục quốc lộ 6 từ Hà Nội lên Sơn La và các tỉnh phía Tây Bắc.
“Có ai về Chiềng Khoi quê tôi, dòng suối trong xanh uốn quanh núi đồi” Câu hát mượt mà ấy của người Chiềng Khoi như mời gọi du khách bốn phương trở về với một vùng đất, một vùng hồ nên thơ, lung linh sắc màu huyền thoại.
Nà Sản là một trong hai cao nguyên lớn nhất của tỉnh Sơn La, có diện tích khoảng 20 km2 thuộc các xã Chiềng Mung, Hát Lót, Chiềng Mai, Mường Bon, huyện Mai Sơn.
Trải qua dòng chảy của thời gian cùng những biến động của địa lý và lịch sử, thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Mộc Châu nhiều di tích danh thắng đẹp như Hang Dơi, Thác Dải Yếm... Một mảnh đất giàu tiềm năng và phát triển.
Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, phát hiện thấy quân chủ lực của ta di chuyển lên Tây Bắc, thực dân Pháp đã cho bổ sung hệ thống công sự, hầm hào kiên cố, với hy vọng có thể đủ sức chống đỡ được sự tấn công của Việt Minh.
Phố núi Sơn La yên bình và tươi đẹp, được nuôi dưỡng bởi nguồn nước dồi dào, trong mát chảy ra từ một hang đá lớn, đó là Hang Tát Toong, tiếng địa phương gọi là Thẳm Tát Toong (nghĩa là hang thác đồng).
Di tích thuộc bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Đây là khu căn cứ của Ban xung phong Lào-Bắc do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm trưởng ban, hoạt động từ năm 1948 đến năm 1950.
Nghi lễ Gội đầu (Người Thái trắng gọi là Lúng Ta) gắn liền với câu chuyện truyền thuyết mang bóng dáng của nhân vật lịch sử tồn tại trong mỗi làng bản của người Thái trắng Quỳnh Nhai... đó là Nàng Han.
Người Mông ở huyện Mộc Châu đang quy tụ cả 3 ngành Mông với 32 bản, tập trung tại các xã: Tân Lập, Đông Sang, Chiềng Sơn, Chiềng Khừa, Lóng Sập, Chiềng Hắc, Tân Hợp và thị trấn Nông Trường Mộc Châu.
Người Dao ở Sơn La còn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt các nghi lễ đánh dấu chu kỳ đời người luôn được chú trọng trong đó có lễ cấp sắc.
Trước đây người Thái gọi nghệ thuật múa của mình là “xé”: “xé thăn” múa khăn, “xé cúp” múa nón, “xé vi” múa quạt, “xé mák hính” múa quả nhạc… “điệu xe, bài xé” là điệu múa, bài múa.